Từ lời mắng có thể trở thành bạo lực tinh thần. Xưa nay mọi người vẫn hay nói “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” liệu rằng như vậy có tốt với con trẻ?
Sinh con ra ai cũng mong muốn con mình trưởng thành, ngoan ngoãn, khỏe mạnh. Nhưng trong quá trình nuôi con sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề. Chúng ta được học rất nhiều điều từ khi sinh ra nhưng lại không được dạy để trở thành cha mẹ tốt. Nên không tránh khỏi những sự vấp ngã, khó khăn. Khi chứng kiến đứa con của mình gặp sai lầm, thiếu sót nhiều người nóng tính sẽ quát mắng con và nghĩ làm như vậy con mới có thể hiểu được. Nhưng có thể chính những hành động đấy đã khiến con càng sợ hãi hơn, thu mình lại hơn và không dám thể hiện bản thân.
Trong việc dạy dỗ con cái chúng ta cần phải có sự kiên trì và có khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân. Khi bản thân bạn có thể bình tĩnh, nhìn nhận sáng suốt được vấn đề của con thì mới có thể dạy con tốt được. Bản thân đứa trẻ khi mắc sai lầm đã vô cùng lo lắng hoang mang, không biết phải xử lý thế nào. Trong trường hợp đó bố mẹ cần bình tĩnh, trấn an tinh thần cho con. Khi cả hai bình tĩnh lại chúng ta hãy cùng chia sẻ với con, phân tích vấn đề của con để cùng đưa ra hướng giải quyết vấn đề.
>>> Chuyên gia tư vấn tâm lý – tình yêu – hôn nhân gia đình qua điện thoại: 1900.6212
Khi bạn không kiểm soát được cảm xúc của mình sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến con vì con học qua khuôn mẫu từ bố mẹ. Việc mắng chửi con khi con gặp sai lầm và lặp lại việc này vô tình khiến con sẽ bị ám ảnh. Đứa trẻ có thể tự suy nghĩ và coi những lời bố mẹ nói là đúng với bản thân mình. Mặc dù nó không đến mực như thế nhưng khi bố mẹ nói ra con sẽ nghĩ đó là bản thân mình. Việc ám ảnh một khuôn mẫu xấu từ cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của con. Con sẽ có nhận thức lệch lạc về việc xử lý tình huống. Khi con thấy bố mẹ quát mắng con thì con sẽ nghĩ con có thể quát mắng người khác như bố mẹ. Nếu nhu con bạn rụt rè, ngại giao tiếp có thể do bạn đã quát mắng con quá nhiều. Việc bị người khác phê phán quả thực rất khó để vượt qua. Lúc này lời trách mắng kia của bố mẹ không còn là dạy dỗ con nữa mà nó trở thành bạo lực tinh thần bằng lời nói với con. Do đó trẻ sợ phải làm việc gì đó và sợ gây ra lỗi lầm sẽ bị trách mắng. Mọi việc làm của bạn sẽ được con học và làm theo. Nếu bạn muốn con mình tốt thì bản thân bạn cũng sẽ phải làm gương tốt cho con noi theo.